Thầy thuốc ở Trường Sa

Nơi nào có bệnh tật, tai nạn, thương tích, nơi đó có thầy thuốc nhưng ở quần đảo Trường Sa thân yêu, những thầy thuốc mặc áo lính còn là những chiến sĩ thực thụ thành thạo 3 loại vũ khí sẵn sàng bảo vệ mảnh đất tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc. Và khi có bệnh nhân thì những người lính giữ đảo cũng là những thầy thuốc trong việc cấp cứu y tế.

Bệnh nhân được chuyển từ đảo ra xuồng để chuyển sang tàu đến đảo lớn có bệnh xá.

Bệnh nhân ở Trường Sa là cán bộ chiến sĩ trên các đảo, đá, dàn DK1 và ngư dân với rất nhiều trường hợp xảy ra bất ngờ nhưng công tác y tế nơi giữa trùng khơi đầy bão và sóng vẫn luôn sẵn sàng vì những “cột mốc sống” giữ biển đảo quê hương.

Khi có người bị bệnh, bệnh nhân được chuyển từ đảo ra xuồng. Nhiều nơi phải lội nước, đạp đá san hô sắc nhọn để khiêng bệnh nhân từ đảo ra xuồng.

Và từ xuồng chuyển sang tàu để đến đảo lớn có bệnh xá

Có khi bệnh nhân được cõng thẳng tới trạm xá và cấp cứu kịp thời trong cuộc chiến thật sự giành sự sống.

 

Ngoài cán bộ chiến sĩ, thầy thuốc luôn ở bên dân trên các đảo như Sơn Ca, Sinh Tồn

hoặc khám bệnh cho dân bằng trang thiết bị hiện đại trên tàu Bệnh viện HQ “Khánh Hoà-1”

Tai họa biển luôn rình rập và công tác cứu nạn luôn sẵn sàng

để rồi những cơn mưa Trường Sa thành liều thuốc quý của lính đảo

Gắn với biển đảo, không ít những thầy thuốc thuộc

Lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân ra đảo 5 lần trở lên với mỗi đợt từ 12 - 18 tháng mà

bác sĩ trung tá Nguyễn Văn Lâm đang trên đảo Đá Tây là một ví dụ

Đất mẹ luôn tiếp sức cho họ bằng lực lượng từ thầy thuốc tăng cường để làm nên nụ cười thầy thuốc-chiến sĩ

Giới thiệu và bình: Lê Quý Hiền

Ảnh: Hồ Sĩ Hùng

(Theo Suckhoedoisong.vn)