Rong kinh

Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 – 60ml/ chu kỳ) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Rong kinh, cường kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khoảng 50% trong số đó xuất phát từ  xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng chỉ định… và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Một trong những cái khó chịu mà người phụ nữ phải mang là kinh nguyệt, thứ mà các cụ ta ngày xưa vẫn coi là một cái “tội”. Nhưng lỡ mang nó rồi mà tháng nào thấy “vắng” là cũng lo sợ không kém. Nói gì đến chuyện bị rong kinh hay kinh nguyệt không đều, quả là một cái gánh nặng cho người phụ nữ.

Gần như bất cứ người phụ nữ nào cũng đã có lần bị rong kinh (menorrhagia), một chữ dùng cho tình trạng ra máu quá nhiều, kỳ kinh kéo dài quá lâu hay cả hai. Chu kỳ kinh nguyệt của các bà không giống nhaụ Thông thường chu kỳ này là 28 ngày với thời gian ra máu kéo dài chừng 4, 5 ngày và số lượng máu mất đi vào khoảng 60 tới 250 ml. Chu kỳ kinh nguyệt có thể đều, không đều, ra máu nhiều hay ít, đau hay không đau, dài hay ngắn, tất cả đều có thể là bình thường. Ai cũng sợ bị rong kinh nhưng cần phải đủ một số tiêu chuẩn nào đó mới gọi là rong kinh và cần được chữa trị.

I. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH RONG KINH- RONG HUYẾT:


1. Kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi ướt đẫm 1 hay nhiều băng vệ sinh hay tampons mỗi giờ, kéo dài nhiều giờ.
2. Cần phải dùng một lúc 2 cái băng
3. Cần phải thay băng trong đêm
4. Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
5. Kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn
6. Kinh nguyệt nhiều đến nỗi không làm việc bình thường được
7. Đau bụng dưới liên tục
8. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
9. Hay mệt, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máụ

II. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH RONG KINH- RONG HUYẾT:

Trong vài trường hợp, người ta không biết được nguyên nhân của bệnh nàỵ Những nguyên nhân thông thường gồm có:

Rối loạn kích thích tố: Cần có một sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suông sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiềụ Tình trạng mất thăng bằng này xẩy ra nhiều nhất nơi những cô gái tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên, và những phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh cũng gây ra xáo trộn thăng bằng này, thí dụ như bệnh suy tuyến giáp trạng. Dùng hormone bừa bãi cũng có thể gây ra tình trạng nàỵ

Bướu sợi tử cung: thường xẩy ra trong tuổi mang thai và gây ra rong kinh.

Hai nguyên nhân trên gây ra tới 80% tất cả những trường hợp rong kinh.

Những nguyên nhân khác gồm có:

1. Bướu polyps là những cục bướu nhỏ có chân, mọc trong thành tử cung
2. Bướu nước (cyst) buồng trứng
3. Buồng trứng rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được.
4. Đặt vòng xoắn ngừa thai
5. Mang thai bị biến chứng
6. Ung thư
7. Thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị đau nhức nhóm Nsaid...
8. Một số các bệnh khác

III. CHUẨN ĐOÁN BỆNH RONG KINH- RONG HUYẾT:

    Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung và buồng trứng.
    Đôi khi, một mẫu niêm mạc tử cung được lấy trong quá trình khám âm đạo.
    Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định thiếu máu và các xét nghiệm khác như hormon tuyến giáp và sinh sản.
    Định lượng các nội tiết tố.
    Nạo buồng tử cung sinh thiết.
    Chụp buồng tử cung
    Phiến đồ âm đạo nội tiết.
    Siêu âm: Là biện pháp thăm dò có kết quả, đặc biệt trong phát hiện các khối u.

IV. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH RONG KINH- RONG HUYẾT:

Bị rong kinh lâu ngày có thể đưa tới những biến chứng sau:

1. Thiếu máu do thiếu chất sắt: Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do ăn uống không đủ chất sắt. Những phụ nữ bị rong kinh càng dễ bị thiếu máu hơn vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếụ Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt...
2. Đau bụng dữ dội khi có kinh
3. Hiếm muộn
4. Toxic shock syndrome: là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt rất cao, tiêu chẩy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm

Tự săn sóc


Bạn có thể dùng những cách dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn và giúp bác sĩ chữa bệnh có hiệu quả hơn

1. Nằm nghỉ nếu bạn ra máu quá nhiều
2. Ghi lại con số băng vệ sinh đã dùng để bác sĩ có thể ước lượng số máu bị mất. Nếu dùng tampon, nên thay thường xuyên ít nhất là mỗi 4 giờ.
3. Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chẩy máụ Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil..) chữa đau bụng khi có kinh công hiệu hơn aspirin.
4. Uống thêm chất sắt sau khi hỏi ý kiến bác sĩ
5. Giữ sức khỏe tổng quát bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có thể.
6. Được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè.

V. ĐIỀU TRỊ CỦA RONG KINH- RONG HUYẾT:

    Một sự kết hợp của estrogen và Progestogen được các bác sỹ sử dụng để giảm chảy máu kinh nguyệt.
    Thuốc giảm đau có tính giảm viêm và hạ nhiệt như Mefenamic axit ponstan làm giảm chảy máu và hết đau.
    Có thể sử dụng Tranexamic axit (cykloklapron) làm giảm 50% sự đông  máu và chảy máu. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là chuột rút chân, buồn nôn và rủi ro lớn hơn là sự nghẽn tĩnh mạch sâu.
    Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu
    Dùng Que cấy ghép cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu bạn muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.
    Tiêm hormon nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng/lần vào cánh tay hoặc phía trên mông.
    Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5-6 mm
    Thủ thuật cắt bỏ tử cung để dừng hiện tượng kinh nguyệt vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp, cổ tử cung cũng được cắt bỏ cho những bệnh nhân đã qua thời kỳ sinh đẻ. Nói chung việc lựa chọn điều trị phẫu thuật này phụ thuộc vào kích thước tử cung hoặc bệnh nhân muốn giữ lại tử cung.

St