Triệu chứng của bệnh vảy nến thay đổi tùy theo loại bệnh bạn mắc. Một số triệu chứng thông thường của bệnh vẩy nến mảng – dạng phổ biến nhất của bệnh, bao gồm:
Những vùng màu đỏ, da tấy đỏ, thường xuyên bị bao bởi những vảy xốp, màu bạc. Những mảng này có thể gây ngứa và đau, đôi khi bị nứt và chảy máu. Trong những trường hơp nghiêm trọng, vùng da bị kích thích sẽ phát triển và nhập vào vùng khác, bao phủ một vùng lớn.
Sự rối loạn ở móng tay và móng chân, bao gồm sự đổi màu và các vết lõm trong móng. Móng cũng có thể bắt đầu bị vỡ và tách ra khỏi nền móng.
Vùng da đầu có vảy da hoặc vảy cứng.
Những vùng nhỏ bị chảy máu khi da bị trầy xước.
Bệnh vảy nến cũng có thể liên hệ với bệnh viêm khớp vảy nến, dẫn đến những cơn đau và sưng tấy ở khớp. Tổ chức nghiên cứu bệnh vảy nến quốc gia ước đoán khoảng 10-30% người mắc bệnh vảy nến cũng sẽ mắc bệnh viêm khớp vảy nến.
Nguyên nhân làm bệnh vảy nến tái phát?
Trong khi những nguyên nhân tiềm tàng của bệnh vảy nến bắt nguồn từ hệ miễn dịch của cơ thể, những tác nhân kích thích nhất định có thể làm cho bệnh nặng hơn và tái phát. Bao gồm:
Thời tiết khô và lạnh. Thời tiết như thế có thể làm da bạn bị khô, làm cơ hội cho bệnh tái phát cao hơn. Ngược lại, thời tiết nóng, nhiều nắng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh ở đa số người.
Căng thẳng. Mắc bệnh vảy nến có thể tự gây ra căng thẳng và bệnh nhân thường báo cáo rằng các triệu chứng của bệnh bộc phát đặc biệt trong suốt thời gian căng thẳng đó.
Một số loại dược phẩm. Những loại thuốc nào đó, như là lithium (một cách điều trị phổ biến cho rối loạn lưỡng cực), thuốc sốt rét, và một vài loại thuốc beta-blocker (dùng để trị chứng cao huyết áp, bệnh tim, và một số chứng loạn nhịp tim) có thể làm bệnh vảy nến bộc phát.
Nhiễm trùng hay bệnh. Những loại bệnh nhiễm trùng nào đó, như viêm họng hay viêm amiđan có thể gây bệnh vảy nến giọt (guttate psoriasis) và những loại bệnh khác. Bệnh vảy nến có thể nặng thêm ở những người mắc bệnh HIV.
Tổn thương da. Ở một số người mắc bệnh vảy nến, tổn thương da – bao gồm đứt, bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng, vết xăm và những loại khác – có thể làm cho bệnh vảy nến bộc phát ở nơi bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là “hiện tượng Koeboner”.
Chất có cồn. Sử dụng chất có cồn có thể gia tăng nguy cơ tái phát bệnh, chí ít là ở đàn ông.
Hút thuốc. Một số chuyên gia cho rằng hút thuốc có thể làm bệnh vảy nến nặng thêm.
Theo WebMD
- Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y ( 31104 lượt xem )
- Những bài thuốc dân gian phòng và điều trị á sừng hiệu quả ( 23807 lượt xem )
- Đánh tan bầm tím sau phẫu thuật thẩm mỹ ( 19738 lượt xem )
- 5 thảo dược quý điều trị bệnh phụ khoa ( 18524 lượt xem )
- Bài thuốc chữa đau thần kinh liên sườn ( 18060 lượt xem )