"Chứng tý " được ghi đầu tiên trong sách "Nội Kinb" như sau : "Phong hàn thấp 3 khí hợp lại gây nên chứng tý... " và "Phong khí thắng là hành tý 行痹, hàn khí thắng là thống tý痛痹, thấp khí thắng là trước tý 著痹".
Sách 'Loại Chứng Trị Tài’ viết rõ thêm : 'Các chứng tý .. . do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý ".
Theo Y văn cổ truyền thì nguyên nhân của 'chứng tý " là : Các tà khí phong hàn thấp nhiễm vào c~ thể sinh bệnh. Những yếu tố thuận lợi có thể là : Trực tiếp mắc chứng ngoại cảm phong hàn thấp, sống nơi ẩm thấp, khí hậu gió lạnh, cơ thể suy yếu, dễ cảm thụ ngoại tà hàn thấp.
Nguyên nhân chính là do ngoại cảm phong hàn thấp xâm nhập mạch lạc gây khí huyết ứ trệ, mạch lạc không thông gây đau (thống tắc bất thông).
+ Nếu phong thịnh thì đau di chuyển gọi là phong tý hay hành tý.
+ Nếu hàn thịnh thì khí huyết ngưng trệ nặng nên đau nhiều gọi là hàn tý hay thống tý.
+ Nếu thấp thịnh thì sưng to mà đau không di chuyển gọi là thấp tý hay trước tý.
Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá nhiệt mà sinh ra chứng nhiệt tý .
Tuy chứng tý có sự phân chia như vậy nhưng thực tế trên lâm sàng các chứng phong hàn thấp thường là tồn tại kết hợp nên đa số các thầy thuốc chia chứng tý làm 2 loại bệnh là phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý.
Biện Chứng Luận Trị
+Phong Thấp Nhiệt Tý :Đau khớp, vùng đau sưng nóng đỏ, đắp lạnh dễ chịu, cử động đáu nhiều hơn. Thường có sốt, tbân mìnb nóng, Tiểu vàng tiêu phần nhiều bón, mồm khát, bứt rứt. Lưt~i đỏ, rêu vàng, mạch
hoạt sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính, phụ thêm sơ phong, thông lạc.Dùng bài Thạch Cao Tri mẫu Quế Chi Thang [Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang] (KimQuỹ Yếu Lược): Tri mẫu, Thạch cao, Ngạnhmễ, Cam thảo,. Quế chi.
(Trong bài, Thạcb cao, Tri mẫu thanh nhiệt; Quế chi sơ tbông kinh lạc, thêm Nhẫn đông đằng, Liên kiều, Uy linh tiên, Phòng kỷ, Hoàng bá, Xích thược, Đơn bì, Tang chi để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc).
. Nếu nhiệt nhiều làm tổn thương tân dịch, thêm Sinh địa, Nhân trần, Chi tử, Địa long.
+ Phong Hàn Thấp Tý : Vùng khớp cơ bị bệnh sang đau nhức nhưng không đỏ, không nóng, cbườm nóng dễ chịu. Người bênh sợ gió, sợ lạnh, đau có thể di chuyển nhiều cơ khớp, chân tay nặng nề, Rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt, mạch Khẩn hoặc Trầm Hoãn.
Điều trị : Khu phong, tán hàn, trừ thấp.Dùng bài Quyên Tý Thang gia giảm(Y Học Tâm Ngộ) : Khương hoạt, Độc hoạt, Quế tâm. Tần giao, Đương qui, Xuyên khung, Cam thảo. Hải phong đằng, Tang chi, Nhũ hương, Mộc hương.
(Trong bài, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi, Tần giao, Hải phong đằng, Tang chi để khu phong, tán hàn, hoá thấp, thông lạc; Phối hợp với Đương qui, Xuyên khung, Mộc hương, Nhũ hương để hoạt huyết, lý khí, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
. Nếu phong thắng, tăng lượng Khương hoạt, thêm Phòng phong.
. Nếu hàn thắng thêm Xuyên ô (chế), Tế tân.
. Nếu thấp thắng thêm Phòng kỷ, Ý dĩ nhân.
. Bệnh lâu ngày, chính khí suy, ra mồ hôi, sợ gió: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Can khương, Đại táo, giảm bớt thuốc trừ phong như Khương hoạt, Độc hoạt. Tần giao.
. Nếu can thận bất túc, lưng gối đau mỏi: thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh.
. Nếu khớp sưng to, rêu lưỡi trắng, hơi vàng: có triệu chứng hoá nhiệt, nên dùngbài Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang gia giảm (Kim quỹ yếu lược) : Quế chi, Thược dược, Tri mẫu, Cam thảo, ma hoàng, Bạch truật. Phòng phong, Pbụ tử, Sinh khương.
. Nếu bị chứng tý lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết ngưng trệ nặng hơn, đau hơn thì ngoài những thuốc đã dùng trên, có thể cho thêm các loại thuốc thuộc loại côn trùng như Khương lang, Toàn yết, Xuyên sơn giáp, Địa long ...
Chứng tý ngoài việc dùng thuốc. có thể trị bằng châm cứu, xoa bóp, đắp thuốc tại chỗ xông . .. cũng đem lại kết quả nhất định.
Châm Cứu
- CCHT. Hải: Tùy theo kinh mạch vận hành qua chỗ đau. Kết hợp huyệt ở gần và huyệt ở xa, để sơ thông kinh mạch, điều hòa khí huyết.
- Phong Tý: dùng châm
- Thấp Tý: phối hợp với cứu hoặc ôn châm
- Nhiệt Tý : có thể châm ra máu.
Tùy vào vị trí biểu hiện bệnh mà châm các A thị huyệt và châm theo đường kinh khu vực bệnh, thêm vào đó có thể dùng các huyệt chủ đạo toàn thân như Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, vv….
- Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y ( 31166 lượt xem )
- Những bài thuốc dân gian phòng và điều trị á sừng hiệu quả ( 23905 lượt xem )
- Đánh tan bầm tím sau phẫu thuật thẩm mỹ ( 19799 lượt xem )
- 5 thảo dược quý điều trị bệnh phụ khoa ( 18572 lượt xem )
- Bài thuốc chữa đau thần kinh liên sườn ( 18109 lượt xem )