Hơn 10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh, khi đời sống người dân được nâng cao thì “bệnh nhà giàu” (bệnh Gout) cũng theo đó trở nên rất phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn, vươn lên đứng hàng thứ 4 trong số 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Không giàu sao cũng bị “bệnh nhà giàu”?
Chúng tôi tìm đến gia đình chú Đỗ Công Hoan (52 tuổi – Số ĐT: 0906 175 568) ở Xuân Mai, Hà Nội vào một buổi chiều muộn, khi hai vợ chồng vừa đi dạy về. Tiếp chuyện chúng tôi chú chia sẻ, hai vợ chồng đều làm giáo viên, chú dạy văn còn cô dạy toán. Thời kỳ trước, lương giáo viên không đủ nuôi 05 miệng ăn, ngoài giờ lên lớp, cô chú cố gắng xoay sở làm thêm đủ mọi nghề. Tuy cuộc sống khó khăn là thế nhưng vợ chồng chú lúc nào cũng vui vẻ và tự hào vì ba người con trai đều ngoan ngoãn, học giỏi, lần lượt thi đỗ vào các trường Đại học danh tiếng ở Hà Nội. Hiện giờ hai anh lớn đã ra trường, đi làm và lập gia đình, chỉ còn người con trai út học giỏi xin nên được học bổng đang làm tiến sĩ ngành Dược bên Pháp.
Khi nhắc lại giai đoạn đầu phát hiện mình bị bệnh Gout, chú cười nói: “cuộc sống gia đình lúc đó mới đỡ khó khăn hơn một chút, con dâu cũng mới sinh cho đứa cháu nội, mình có khá giả gì đâu nào ngờ lại mắc cái căn bệnh nhà giàu ấy”.
Cách đây gần một năm, thấy người không được khỏe, các khớp xương đau nhức, tưởng mình bị khớp chú Hoan ra hiệu thuốc mua mấy loại thuốc chữa xương khớp về uống, nhưng bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn nên phải vào viện khám, đi xét nghiệm máu thì được bác sĩ bảo là bị gout, chỉ số axit uric trong máu lúc đó lên tới 650µmol/l.
Về nhà chú lên mạng internet tìm hiểu các thông tin về bệnh gout, thấy cũng có rất nhiều người bị bệnh như mình, nhìn mấy cái ảnh các khớp xương chân tay của người bị gout xưng tấy, biến dạng mà chú phát hoảng, nghĩ chả lẽ phần đời còn lại của mình lại phải ngồi trên chiếc xe lăn.
Đắn đo giữa thuốc tây và thuốc ta
Qua tìm hiểu cũng như được tư vấn, chú Hoan biết rằng bệnh gout là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axit uric trong máu cần phải điều trị trong một thời gian dài, kết hợp các chế độ ăn uống kiêng khem khổ sở. Cũng được nhiều người khuyên dùng thuốc y học cổ truyền vì dùng thuốc tây lâu dài có thể bị những tác dụng phụ. Nhưng ban đầu chú Hoan vẫn dùng thuốc tân dược, trong đó có cả những loại thuốc được con trai gửi về từ Pháp. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng chú phải dừng lại vì “cơ thể lúc nào cũng mỏi mệt, hay bị khó tiêu, rồi còn bị dị ứng nữa, sợ dùng tiếp sẽ bị nặng hơn…”. Dừng uống thuốc, bệnh lại nặng hơn, khớp chân tay bắt đầu phù nề, sưng tấy lên, đau đơn vô cùng. Đặt biệt là ảnh hưởng rất lớn đến công việc giảng dạy của chú vốn vẫn phải đứng rất nhiều trên bục giảng. Đến lúc bấy giờ, chú mới tìm hiểu các loại thuốc đông y để chữa bệnh.
Khi được hỏi về phương thuốc nào giúp chữa khỏi bệnh, chú Hoan cho biết: “Khi đó xem trên mạng thấy có rất nhiều phòng khám đông y giới thiệu trị được gout nên cũng rất đắn đo. Được một người bạn giới thiệu đến phòng khám đông y Phúc Hưng Đường, bảo là phòng khám này tốt lắm, mình vẫn chưa tin tưởng. Nhưng khi tìm hiểu biết được phòng khám này là của một công ty Đông dược rất nổi tiếng đã có hai mươi mấy năm hoạt động y học cổ truyền, mà bản thân mình và cháu nội vẫn thường dùng thuốc ho của họ có tác dụng rất tốt thì mình tin tưởng liền”.
Được các bác sĩ khám và tư vấn tỉ mỉ, về uống thuốc theo chỉ dẫn 03 lần một ngày được hai tuần, thấy cơ thể khá hơn, chú Hoan liền thử đi xét nghiệm thì đã thấy chỉ số axit uric giảm xuống còn hơn 500. “Mừng quá, về chú uống tiếp hai tuần nữa, lại đi xét nghiệm, lúc này chỉ số đã xuống dưới 500, các vết sưng, đau giảm hẳn xuống. Dùng thuốc được hai tháng thì chỉ số đã gần về mức bình thường (420µmol/l). Đến tháng thứ 03 thì lúc đó các chỗ sưng đau gần như là không còn, sinh hoạt đã trở lại bình thường, chỉ số axit uric xuống 398µmol/l”.
Sau khi các chỉ số đã “đạt mức tiêu chuẩn”, được bác sĩ tư vấn, chú Hoan chuyển sang chế đó duy trì với tần suất uống thuốc 2 lần mỗi ngày, đến khi chỉ số axit uric xuống ngưỡng 350µmol/l thì chỉ còn phải uống 1 lần mỗi ngày.
Đến giờ, sau 06 tháng điều trị, chú Hoan đã cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, không còn thấy biểu hiện của bệnh gout nữa, chân tay hết sưng đau, không còn cơn đau nào xuất hiện lại. Điều vui mừng nhất với chú Hoan là: “mình lại được tiếp tục đứng trên bục giảng, điều mà cách đây chỉ mấy tháng tưởng chừng là vô vọng”.
Huy Nguyễn
- Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y ( 31073 lượt xem )
- Những bài thuốc dân gian phòng và điều trị á sừng hiệu quả ( 23761 lượt xem )
- Đánh tan bầm tím sau phẫu thuật thẩm mỹ ( 19712 lượt xem )
- 5 thảo dược quý điều trị bệnh phụ khoa ( 18501 lượt xem )
- Bài thuốc chữa đau thần kinh liên sườn ( 18041 lượt xem )