Chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn, đi đứng lảo đảo, không giữ được thăng bằng… là những triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình mà hầu như người lớn tuổi nào cũng ít nhất một lần trải qua. Tuy nhiên rất ít người hiểu căn nguyên và sự nguy hiểm của hội chứng này.
Triệu chứng dễ bị bỏ qua
Tiền đình là hệ thống thần kinh nằm ở sau ốc tai giúp kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể. Chức năng của tiền đình có thể bị rối loạn do thời tiết thay đổi, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, tâm lý không ổn định, tuần hoàn máu kém (thường gặp ở người lớn tuổi).
Ban đầu người bệnh chỉ thấy mất ngủ, mệt mỏi và có thể tự hết sau một vài ngày nên rất dễ bỏ qua. Nhưng dần dần các dấu hiệu sẽ trở nên nặng hơn và tái diễn liên tục. Người bệnh cảm thấy người lao đao, ngồi dậy rất khó khăn nhất là khi ngủ dậy, nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, nhìn mọi vật thấy quay cuồng, đảo lộn, thường xuyên cảm thấy đầu nặng trĩu như bị nén, ép lại. Di chứng của căn bệnh này như mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, cơ thể suy yếu mệt mỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh.
Góc nhìn toàn diện của Đông y
Điều trị Tây y đa phần chỉ giải quyết triệu chứng, giúp giải tỏa tức thời các cơn chóng mặt. Thông thường người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay sau một vài ngày uống thuốc nhưng không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Hơn nữa các thuốc chủ yếu thuộc nhóm hướng tâm thần, bệnh nhân buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ và rất dễ gây mất ngủ, căng thẳng, lo âu thậm chí là kích động nếu dùng không đúng cách.
Với vấn đề này Đông y có một cái nhìn rất sâu sắc giải thích căn nguyên của rối loạn tiền đình là do rối loạn vận mạch nuôi dưỡng trung tâm tiền đình. Việc điều trị cần đi từ cái “gốc” là tăng cường chức năng vận mạch, cải thiện tuần hoàn nuôi dưỡng tiền đình, chứ không chỉ khu trú ở phần “ngọn” là giảm các triệu chứng trước mắt. Nguyên tắc điều trị này tuy không mang lại hiệu quả tức thời sau một vài giờ sử dụng nhưng đảm bảo tác dụng bền vững và an toàn khi dùng dài ngày.
Ứng dụng nguyên lý trên, các nhà dược học đã nghiên cứu kết hợp 8 vị thuốc tạo nên tác dụng hiệp đồng trong sản phẩm Mạch Não An. Thành phần chính của Mạch Não An là Đan sâm và Đinh lăng – hai vị thuốc kinh điển có công năng cải thiện tuần hoàn nói chung và tuần hoàn nuôi dưỡng não và trung tâm tiền đình nói riêng.
Nói về tác dụng của Đan sâm, giới đông y có câu “Nhất vị đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, nghĩa là một vị Đan sâm có tác dụng tương đương bài thuốc Tứ vật thang (bài thuốc cơ bản, trọng yếu giúp hoạt huyết, bổ huyết). Do vậy người ta tôn vinh vị thuốc này với một tên rất ý nghĩa là Huyết sâm, tức là Sâm bổ máu. Theo y học hiện đại, Đan sâm giúp giảm rối loạn tuần hoàn não, làm tăng lượng oxy tới não và cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ.
Đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Theo kinh nghiệm dân gian vào mỗi dịp thi đấu vật, các đô vật thường uống nước lá đinh lăng để tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt. Viện Y học quân đội chứng minh Đinh lăng có những tính chất tương tự Nhân sâm như làm tăng sức đề kháng, chống hiện tượng mệt mỏi, xanh xao, sa sút trí tuệ.
- Điều trị chứng tê nhức chân tay theo Đông y ( 31104 lượt xem )
- Những bài thuốc dân gian phòng và điều trị á sừng hiệu quả ( 23807 lượt xem )
- Đánh tan bầm tím sau phẫu thuật thẩm mỹ ( 19738 lượt xem )
- 5 thảo dược quý điều trị bệnh phụ khoa ( 18524 lượt xem )
- Bài thuốc chữa đau thần kinh liên sườn ( 18061 lượt xem )